Mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling - BIM) được coi là xu thế của ngành Xây dựng hiện đại. Ứng dụng công nghệ BIM giúp tiếp cận dự án tốt hơn, thiết kế hợp lý hơn và quản lý hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, BIM còn là công cụ chính để cụ thể hóa nhiệm vụ số hóa của ngành Xây dựng, triển khai quản lý xây dựng, hạ tầng kỹ thuật thông minh; và là nhân tố không thể thiếu để quản lý và phát triển đô thị trong tương lai. Trong vài năm trở lại đây, BIM được áp dụng rộng rãi cho các công trình nhưng BIM cho địa kỹ thuật thì vẫn chưa thực sự phổ biến và còn nhiều hạn chế. Bài viết này sẽ giới thiệu một cách tiếp cận BIM cho địa kỹ thuật và cách khai thác dữ liệu công trình sau khi đã xây dựng bằng việc sử dụng phần mềm GEO5.
Ý nghĩa mang lại của phương pháp Mô hình hóa thông tin công trình (BIM) cho địa kỹ thuật mà GEO5 muốn hướng đến là cho phép con người, quy trình và công cụ làm việc cùng nhau hiệu quả hơn trong toàn bộ vòng đời của dự án. Yếu tố cơ bản trong cách tiếp cận BIM của GEO5 là chương trình Địa tầng và các mô-đun của nó, dựa trên 3 cơ sở triển khai công việc sau đây:
1. Phương pháp làm việc - Lưu trữ điện tử và xử lý tất cả dữ liệu và mô hình trong toàn bộ vòng đời của kết cấu
2. Kết nối - Khả năng truyền dữ liệu với các phần mềm khác làm việc với công nghệ BIM
3. Mô hình 4D - Mô hình cấu trúc trong 3D và mô hình các thay đổi tiếp nối theo thời gian
Phương pháp làm việc
- Tải dữ liệu các hố khoan sẵn có có, kiểm tra thực địa và bản đồ địa chất từ các nguồn trực tuyến công khai
- Định nghĩa các dữ liệu khảo sát về địa điểm xây dựng dự kiến
- Nhập dữ liệu về khảo sát hiện trường và từ phòng thí nghiệm
- Định nghĩa các mặt cắt địa chất bằng cách diễn giải các thí nghiệm hiện trường
- Tạo mặt cắt địa chất (trắc ngang, trắc dọc)
- Tạo mô hình 3D từ các mặt cắt

(Tải bản đồ địa chất và dữ liệu từ các nguồn trực tuyến)

(Thông tin các hố khoan được tổng hợp và phân tích ngay tại hiện trường)

(Định nghĩa hồ sơ địa chất và tạo mặt cắt ngang, mặt cắt dọc qua địa chất)

(Xác định tất cả các mặt cắt ngang theo sơ đồ "hàng rào")
Kết nối
- Nhập/xuất bảng biểu và các định dạng dữ liệu chuyên dụng (ví dụ: đối với dữ liệu kiểm tra hiện trường - CPT, DMT, SPT,…)
- Sử dụng tiêu chuẩn toàn cầu AGS
- Nhập các đối tượng 3D bên ngoài
- Chia sẻ dữ liệu ở các định dạng chuẩn (IFC, DWG, DXF,...)

(Hỗ trợ mô phỏng cảnh quan và các đối tượng 3D bên ngoài)
Mô hình 4D (mô hình 3D trong thời gian)
- Sửa đổi mô hình địa hình 3D và lớp đất nền mặc định theo các giai đoạn xây dựng (cảnh quan, đào, đắp, kết cấu hạ tầng tuyến tính, ...).
- Dễ dàng xem mô hình 3D chi tiết kết hợp đánh giá địa hình khu vực và dự báo sạt lở có thể xảy ra trong các năm tiếp theo.

(Mô hình đất nền 3D hoàn chỉnh bao gồm cả bề mặt địa hình)
- Xem video giới thiệu tính năng: Xuất dữ liệu IFC từ GEO5, Mô hình công tác đất trong phần mềm Địa tầng của GEO5
- Tải bản dùng thử tại đây
Mọi tư vấn xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG RD
🏠 Địa chỉ: Số 35/14 Nguyễn Lân, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
📞 Điện thoại: (024) 3 5665 828 (0969 112 011)
📱 Zalo: 0969 112 011
Email: sales@rds.com.vn